Mật ong rừng có đóng đường không, có phải mật ong kết tinh là mật ong bị hết hạn sử dụng. Đó là những câu hỏi phổ biến mà khách hàng thường gặp phải. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những thắc mắc trên.
Mục lục
Mật ong rừng đóng đường (kết tinh) là mật ong giả ?
Bạn có biết những loại mật ong thô, mật ong rừng nguyên chất có xu hướng kết tinh hoặc dân gian còn gọi là mật ong rừng đóng đường. Đây là một hiện tượng kết tinh hoàn toàn tự nhiên, mật chuyển từ lỏng sang rắn theo một khoảng thời gian nhất định. Nhưng bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì điều đó chứng minh rằng bạn đã mua trúng mật ong có chất lượng cao.
Nguyên nhân vì sao mật ong rừng đóng đường (kết tinh) ?
Mật ong rừng nguyên chất có thành phần chính (75 – 80%) là hai loại đường gồm Glucose và Fructose. Dưới nhiệt độ 20 độ C thì các hợp chất đường có trong mật ong sẽ bão hòa và xuất hiện kết tinh mà dân gian hay gọi là đóng đường. Thành phần đường glucose bị tách nước và tạo thành tinh thể đông đặc, còn gọi là mầm kết tinh.
Phấn hoa có trong mật ong cũng là một yếu tố làm cho mật kết tinh. Điều này bạn có thể dễ dàng nhận thấy là do mật ong rừng là mật nguyên chất 100% và nó có chứa những tạp chất của con ong như nhộng ong non, phấn hoa và các hợp chất này dễ khiến mật kết tinh hơn. So với mật ong đã qua xử lý nhiệt, chế biến (Mật ong mua ở siêu thị, mật ong qua máy móc công nghiệp) thường sẽ không bị kết tinh lại dù cho bạn có đặt chúng vào tủ lạnh.
Mật ong rừng, mật ong nuôi nguyên chất | Mật ong đã qua xử lý, chế biến công nghiệp |
Có xảy ra hiện tượng kết tinh | Không xảy ra hiện tượng kết tinh dù để trong tủ lạnh |
Mật ong rừng đóng đường, kết tinh là rất quan trọng và điều đó chứng tỏ đó là mật ong nguyên chất. Nhược điểm là nó khiến mật trông đặc hơn và hạn sử dụng thấp hơn so với mật ong xử lý công nghiệp.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình kết tinh của mật ong?
Nhiệt độ:
– Từ 14 – 20 độ mật ong dễ bị kết tinh nhất
– Dưới 10 độ mật không bị kết tinh mà chỉ dẻo, đặc quánh lại
– Trên 27 độ kết tinh sẽ bị tan chảy (nếu bảo quản mật ở nhiệt độ này cũng sẽ không bị kết tinh)
Lưu ý thêm : Tùy từng loại mật ong mà kết tinh có nhiều dạng khác nhau như: mật kết tinh ở miệng chai, đáy chai hoặc toàn bộ chai.
>> Nơi bán mật ong rừng nguyên chất TPHCM
Mật ong rừng đóng đường có ăn được không?
Vì đây là quá trình kết tinh tự nhiên nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng mật ong. Tại phương Tây rất ưa chuộng những loại mật ong rừng đóng đường, bạn hãy sử dụng chúng để ăn kèm với bánh mì sandwich, bột yến mạch, salad hoặc bất cứ món ăn nào mà bạn có thể ăn kèm với mật ong.
Trong các loại mật ong, loại nào dễ bị kết tinh?
Trong tất cả các loại mật ong thì mật ong rừng là loại dễ kết tinh nhất so với các loại mật ong khác như hoa nhãn, vải, hoa tràm (những loại này thường có hàm lượng nước cao) và mật ong qua xử lý công nghiệp không thể kết tinh.
Mật ong giả pha đường có bị đóng đường/ kết tinh không ?
Mật ong giả pha đường thường loãng hơn mật nguyên chất và nó ít xuất hiện kết tinh hơn. Nhưng sự khác biệt của mật ong nguyên chất với mật ong giả là mật giả sẽ bị kết tinh đóng thành cục rắn cứng và khó tan. Mật ong rừng khi kết tinh thì chất mịn và ăn vào tan ngay trong miệng, vị thanh hơn.
Hầu hết các loại mật ong rừng khi để lâu ngày đều xảy ra hiện tượng trên, nhất là đối với những tổ ong được khai thác từ tháng 3 đến tháng 5 vào mùa nắng.
So sánh sự kết tinh của các loại mật ong
Mật ong loại nào dễ bị kết tinh nhất ?
Mật hoa của những cây cỏ lào, hoa rừng, mật cao su, điều, cà phê, bạc hà,…tỉ lệ đường Glucose cao nên nếu quý khách đang sở hữu mật ong được khai thác tại những vùng đặc trưng thì hãy lưu ý rằng mật ong sẽ có hiện tượng kết tinh.
LOẠI MẬT ONG |
KHẢ NĂNG KẾT TINH |
Mật ong rừng | Kết tinh nhiều |
Mật ong hoa cúc quỳ | Có kết tinh |
Mật ong hoa bạc hà, hoa điều | Có kết tinh |
Mật ong hoa cao su, hoa cà phê | Có kết tinh |
Mật ong hoa tràm | Không kết tinh |
Mật ong hoa nhãn, hoa vãi | Không kết tinh |
Mật ong đã qua xử lý công nghiệp | Không kết tinh |
Bảng thống kê những loại mật ong đóng đường và không đóng đường
Tham khảo bảng thành phần của mật ong thông thường:
- Đường Fructose: 38,2%
- Đường Glucose: 31,3%
- Sucrose: 1,3%
- Maltose: 7,1%
- Nước: 17,2%
- Các loại đường có khối lượng phân tử cao hơn: 1.5%
- Tro: 0,2%
- Các chất khác: 3,2%
Chỉ số glycemic của mật ong là từ 31 đến 78.
Khối lượng riêng của mật ong cao hơn nước 36% nên quy đổi 1 lít mật ong (trung bình) = 1,36Kg.
>> Có thể bạn quan tâm : tại sao mật ong hoa cà phê lại rẻ
Mật ong rừng đóng đường nên xử lý ra sao
Theo các nghiên cứu cho thấy, mật ong kết tinh có thể được dùng nhiệt từ 40 – 50 độ C để nó quay về trạng thái lỏng ban đầu. Tuy nhiên nếu dùng nhiệt quá cao có thể làm biến chất trong mật.
Cách xử lý mật ong kết tinh tốt nhất là bạn ngâm chai mật ong vào nước khoảng 40 – 50 độ C, kết tinh của mật sẽ tan ra. Ví dụ 20kg mật ong ở nhiệt độ này thì bạn cần mất từ 12 – 24h để mật tan ra.
Trên đây là bài viết về mật ong rừng bị đóng đường và nguyên nhân, lý giải tại sao mật ong bị kết tinh. Đây cũng là những kinh nghiệm mà chúng tôi đúc kết được sau một khoảng thời gian sử dụng mật ong. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.
ĐẶC SẢN TÂY NGUYÊN CÔ THỦY – NHÀ CUNG CẤP CÁC LOẠI MẬT ONG TÂY NGUYÊN 100% NGUYÊN CHẤT
Từ khóa liên quan : Mật ong rừng bỏ vào tủ lạnh có đông không, hiện tượng mật ong kết tủa, mật ong đóng như mỡ, sự thật về mật ong đóng đường, mật ong đông chí là gì, mật ong kết tinh và quan niệm sai lầm, mật ong ruồi có đóng đường không, mật ong pha đường